Hệ điều hành ( Operating System ) là gì – Các hệ điều hành phổ biến

admin

25/12/2020

Share

Hệ điều hành nghĩa là gì

Hệ điều hành ( Operating System ) – Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay

Hệ điều hành là một trong những ứng dụng phần mềm không thể thiếu trong máy tính PC,Laptop… Nếu không có hệ điều hành chúng ta không thể sử dụng máy tính, lúc này máy tính cũng chỉ là 1 cục sắt vụn. Vậy hệ điều hành là gì ? Nguồn gốc phát triển nó ra sao ? Có các loại hệ điều hành nào ? Mời bạn đọc cùng Soft Folder tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Khái niệm hệ điều hành là gì

Hệ điều hành trong tiếng Anh là Operating System viết tắt là OS. Đây là một phần mềm được dùng để cài đặt trên các máy tính, thiết bị di động. Đúng như tên gọi, hệ điều hành được dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng như cpu, ram, ổ cứng… và các tài nguyên phần mềm khác. Mặc dù hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người sử dụng và phần cứng máy tính. Nhưng vai trò của nó lại rất quan trong cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng trên máy tính một cách dễ dàng hơn.

Hệ điều hành nghĩa là gì
Hệ điều hành nghĩa là gì

Một chiếc máy tính khi vừa lắp đặt hoàn chỉnh phần cứng, nó sẽ không có hệ điều hành cho đến khi người sử dụng cài đặt. Khi hệ điều hành còn sơ khai, người dùng muốn sử dụng được cần phải tải và chạy chương trình theo cách thủ công. Qua một chặng đường dài phát triển, hệ điều hành được thiết kế để tải và chạy chương trình ứng dụng phần mềm khác. Chúng ta có thể sử dụng máy tính một cách nhanh chóng hiệu quả hơn.

Hệ điều hành là phần mềm gì

Hệ điều hành không chỉ là phần lõi tương tác trực tiếp với phần cứng của máy tính. Mà hiện nay hệ điều hành còn chứa tất cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và điều chỉnh hệ thống. Dù không có sự phân biệt chi tiết giữa các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng hệ điều hành cũng chính là một phần mềm ứng dụng.

Hệ điều hành tiếng anh là gì
Hệ điều hành tiếng anh là gì

Chức năng chủ yếu của hệ điều hành

Theo các tài liệu về lịch sử phát triển của hệ điều hành ghi lại, Hệ điều hành có rất nhiều chức năng khác nhau. Nhưng về cơ bản hệ điều hành có 2 chức năng chính :

Hệ điều hành giúp quản lý chia sẻ tài nguyên 

Hệ điều hành quản lý và chia sẻ tài nguyên cpu, bộ nhớ.. rất giới hạn. Ở các hệ điều hành đa nhiệm, cần nhiều tài nguyên hơn để hoạt động. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên hữu hạn trên máy tính, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để  việc phân phối tài nguyên hiệu quả nhất. Hệ điều hành còn bảo việc truy xuất đến các tài nguyên hợp lệ, không xảy ra tranh chấp để người dùng có thể sử dụng tài nguyên tiết kiệm, có thể chia sẻ tài nguyên cho nhau.

Giả lập một máy tính mở rộng

Hệ điều hành cung cấp cho người dùng cuối một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.  Theo đó có thể xem Hệ điều hành là một hệ thống nhiều máy tính trừu tượng nhiều lớp chồng lên nhau. Các máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Giao diện trực quan mà chúng ta đang sử dụng là mức cuối cùng.

Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau:

+ Chức năng quản lý quá trình (process management)

+ Chức năng Quản lý bộ nhớ (memory management)

+ Chức năng Quản lý hệ thống lưu trữ

+ Chức năng Giao tiếp với người dùng (user interaction)

Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính

Nhiệm vụ của hệ điều hành máy tính như sau :

+ Hệ điều hành giúp điều khiển và quản lý phần cứng một cách hiệu quả như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,…

+ Hệ điều hành thực hiện các thao tác cơ bản như : đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.

+ Hệ điều hành cung ứng hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng bằng các hàm chứa trong hệ thống thư viện. Để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới một cách dễ dàng hơn.

+ Hệ điều hành Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy, hay còn gọi là lệnh hệ thống (system command).

Ngoài ra trong một vài trường hợp, nó còn cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản….

Các thành phần của hệ điều hành gồm những gì

Hệ thống quản lý tiến trình

Hệ thống quản lý bộ nhớ

Hệ thống quản lý nhập xuất

Hệ thống quản lý tập tin

Hệ thống bảo vệ

Hệ thống dịch lệnh

Hệ thống quản lí 1.1.1.1

Phân loại hệ điều hành 

Chúng ta thường nghe nói đến windows và tưởng rằng chỉ có duy nhất một hệ điều hành này. Xong, không phải chỉ có windows, windows là một trong các hệ điều hành phổ biến hiện nay. Hệ điều hành được phân loại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Hệ điều hành được phân loại dưới góc độ loại máy tính 

  • Hệ điều hành dành chuyên dành cho máy MainFrame.
  • Hệ điều hành dành chuyên dành cho máy chủ Server.
  • Hệ điều hành dành cho máy có nhiều CPU.
  • Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC), laptop..
  • Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS – hệ điều hành nhúng).
  • Hệ điều hành dành cho các loại máy chuyên biệt.
  • Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard).
Kể tên các hệ điều hành phổ biến hiện nay
Kể tên các hệ điều hành phổ biến hiện nay

Hệ điều hành được phân loại dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng lúc

  • Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
  • Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng
  • Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

Hệ điều hành được phân loại Dưới góc độ người dùng truy xuất tài nguyên cùng lúc

  • Một người dùng
  • Nhiều người dùng
    • Mạng ngang hàng
    • Mạng có máy chủ: LAN, WAN,…

Hệ điều hành được phân loại dưới góc độ hình thức xử lý 

  • Hệ thống xử lý theo lô
  • Hệ thống xử lý theo lô đa chương
  • Hệ thống chia sẻ thời gian
  • Hệ thống song song
  • Hệ thống phân tán
  • Hệ thống xử lý thời gian thực

Danh sách các hệ điều hành máy tính 

Hệ điều hành máy tính là gì 

Hệ điều hành máy tính được hiểu là phần mềm hệ thống giúp người dùng có thể điều khiển và sử dụng máy tính sau khi đã được cài đặt trên máy tính. Hệ điều được sử dụng và khai thác các chức năng đầy đủ khi cài đặt driver và các phần mềm tiện ích khác. Hệ điều hành máy tính mới hiện nay có hệ điều hành nào ? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về các hệ điều hành trên máy tính sau đây :

Các hệ điều hành trên máy tính phổ biến hiện nay

Công nghệ máy tính phát triển vô cùng mạnh mẽ,tuy nhiên các máy tỉnh sử dụng hệ điều hành chủ yếu gồm hai chủng loại: hệ điều hành họ Unix và hệ điều hành Windows. Ngoài ra các máy tính Mainframe computer và các hệ thống nhúng dùng nhiều loại hệ điều hành khác nhau.

  • Hệ điều hành họ Windows: Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 10..
  • Các hệ điều hành khác như : Hệ điều hành linux, hệ điều hành trên điện thoại như ios, android
Các hệ điều hành thường dùng
Các hệ điều hành thường dùng

Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu

Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu trong các bộ phận sau :

A. Hệ điều hành được lưu trữ ở Bộ nhớ trong (Rom, Ram) đúng hay sai ?

B. Hệ điều hành được lưu trữ ở Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, CD,…) đúng hay sai ?

C. Hệ điều hành được lưu trữ ở Bộ xử lý trung tâm đúng hay sai ?

D. Kết quả khác

Khi máy tính hoạt động hệ điều hành được nạp vào đâu

Để biết được khi máy tính hoạt động, hệ điều hành nạp vào đâu chúng ta cần tìm hiểu sơ đồ hoạt động của việc nạp hệ điều hành. Theo đó bộ nhớ trong chính là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

Tìm hiểu cách mà hệ điều hành hoạt động 

Đầu tiên hệ điều hành phải được nạp vào bô nhớ trong. Để nạp được hệ điều hành chúng ta cần phải bật nguồn (Nhấn nút Power). Khi bật nguồn các chương trình sẵn có trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được nối với máy tính. Nếu có đầy đủ các file, tập tin hệ thống nó sẽ nạp chương trình vào bộ nhớ trong và kích hoạt. Tại đây chương trình khởi động sẽ tìm các Modul cần thiết của HĐH trên phân vùng đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.  

Xem thêm:

Latest articles

Xem kho phần mềm